Vai trò và tác động của đầu tư quốc tế Đầu tư quốc tế

Đối với nước xuất khẩu vốn đầu tư

  • Tác động tích cực:
    • Giúp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư.
    • Giúp xây dựng được thị trường cung cấp nguyên vật liệu ổn định.
    • Giúp bành trướng sức mạnh kinh tế,nâng cao uy tín trên thị trường quốc tế.
    • Giúp phân tán rủi ro,do tình hình kinh tế - chính trị bất ổn.
    • Giúp thay đổi cơ cấu kinh tế trong nước theo hướng có hiệu quả
  • Tác động tiêu cực:
    • Chủ đầu tư có thể gặp rủi ro lớn nếu không hiểu biết về môi trường đầu tư.
    • Dẫn tới làm giảm việc làm ở nước chủ đầu tư.
    • Có thể xảy ra hiện tượng chảy máu chất xám trong quá trình chuyển giao công nghệ.
    • Nếu không có định hướng và chính sách thích hợp thì các nhà kinh doanh không muốn kinh doanh trong nước mà chỉ muốn kinh doanh ở nước ngoài,gây ra sự tụt hậu của nước chủ vốn đầu tư.

Đối với nước tiếp nhận vốn đầu tư

  • Đối với các nước tư bản phát triển
    • Giúp giải quyết những vấn đề khó khăn về kinh tế và xã hội trong nước.
    • Giúp cải thiện cán cân thanh toán.
    • Giúp tạo công ăn việc làm mới.
    • Giúp tăng thu ngân sách dưới hình thức các loại thuế
    • Tạo môi trường cạnh tranh để thúc đẩy sự phát triển của kinh tế và thương mại.
    • Giúp học hỏi kinh nghiệm quản lý tiên tiến của nước ngoài
  • Đối với các nước chậm phát triển và đang phát triển
    • Giúp đẩy nhanh tốc độ phát triển của nền kinh tế.
    • Giúp thu hút lao động, tạo việc làm, giải quyết một phần nạn thất nghiệp.
    • Góp phần cải tạo môi trường cạnh tranh.
    • Góp phần tạo điều kiện tiếp nhận khoa học công nghệ,kỹ thuật từ nước ngoài.
  • Tác động tiêu cực:
    • Có thể dẫn tới tình trạng khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách thái quá,gây hậu quả ô nhiễm môi trường một cách nghiêm trọng.
    • Gây ra sự phân hóa,tăng khoảng cách phát triển giữa các vùng và giữa các tầng lớp dân cư với nhau.
    • Có thể làm tăng các vấn đề về tệ nạn xã hội,dịch bệnh.
    • Có thể bị ảnh hưởng hoặc lệ thuộc vào những yêu cầu từ phía chủ đầu tư.